Niệm Pháp
là tư duy suy nghĩ những lời dạy của đức Phật. Ví dụ, Đức Phật dạy: “Ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp”, ngày ngày ta tâm tâm niệm niệm, luôn luôn cảnh giác giữ gìn và ngăn ngừa các pháp ác.
Nếu lỡ có các pháp ác sanh ra thì mau mau tìm cách diệt nó, không được để trong tâm kéo dài sự khổ đau giận hờn, phiền toái bất toại nguyện, khiến cho tâm không thanh thản an lạc, nhẹ nhàng, thoải mái, yên ổn.
Đó chính là niệm Pháp. Niệm pháp tức là sống đúng như lời đức Phật đã dạy, không hề làm sai lời dạy này. Ví như đức Phật dạy: “Sống độc cư trầm lặng, tránh hội hợp, tránh nói chuyện”. Nếu không làm sai lời dạy này là niệm Pháp.
Niệm Pháp tức là sống như Pháp. Pháp của đức Phật có 37 phẩm trợ đạo, ta nên chọn một pháp môn phù hợp với đặc tướng của mình rồi lấy đó thực hành, áp dụng vào cuộc sống hằng ngày, để xây dựng cho mình có một đạo đức làm người, sống không làm khổ mình khổ người.
Niệm Pháp như vậy khiến cho tâm thanh tịnh, nên gọi là niệm Pháp thân tâm bất hoại tịnh. Niệm Pháp là sự tư duy Pháp để chúng ta thấu triệt Pháp hàm nghĩa giải thoát như thế nào, để chúng ta noi theo đó mà thực hiện sống và tu tập đúng như Pháp mà đức Phật đã dạy như: Tứ Bất Hoại Tịnh, Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ, Tứ Như Ý Túc, v.
… có kết quả giải thoát ngay liền, khiến cho tâm thanh tịnh nên gọi là niệm Pháp thân, tâm bất hoại tịnh. “tùy niệm Pháp, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, không bị sân chi phối, không bị si chi phối”.
Đức Phật đã dạy niệm Pháp: “Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được những bậc trí tự mình giác hiểu!”Trong khi vị Thánh đệ tử tùy niệm Pháp tâm không bị tham chi phối, không bị sân chi phối, không bị si chi phối; tâm vị ấy được chánh trực, nhờ dựa vào Pháp.
Trên pháp gồm có hai niệm:
1- Niệm thiện.
2- Niệm ác.
Nếu lỡ có các pháp ác sanh ra thì mau mau tìm cách diệt nó, không được để trong tâm kéo dài sự khổ đau giận hờn, phiền toái bất toại nguyện, khiến cho tâm không thanh thản an lạc, nhẹ nhàng, thoải mái, yên ổn.
Đó chính là niệm Pháp. Niệm pháp tức là sống đúng như lời đức Phật đã dạy, không hề làm sai lời dạy này. Ví như đức Phật dạy: “Sống độc cư trầm lặng, tránh hội hợp, tránh nói chuyện”. Nếu không làm sai lời dạy này là niệm Pháp.
Niệm Pháp tức là sống như Pháp. Pháp của đức Phật có 37 phẩm trợ đạo, ta nên chọn một pháp môn phù hợp với đặc tướng của mình rồi lấy đó thực hành, áp dụng vào cuộc sống hằng ngày, để xây dựng cho mình có một đạo đức làm người, sống không làm khổ mình khổ người.
Niệm Pháp như vậy khiến cho tâm thanh tịnh, nên gọi là niệm Pháp thân tâm bất hoại tịnh. Niệm Pháp là sự tư duy Pháp để chúng ta thấu triệt Pháp hàm nghĩa giải thoát như thế nào, để chúng ta noi theo đó mà thực hiện sống và tu tập đúng như Pháp mà đức Phật đã dạy như: Tứ Bất Hoại Tịnh, Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ, Tứ Như Ý Túc, v.
… có kết quả giải thoát ngay liền, khiến cho tâm thanh tịnh nên gọi là niệm Pháp thân, tâm bất hoại tịnh. “tùy niệm Pháp, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, không bị sân chi phối, không bị si chi phối”.
Đức Phật đã dạy niệm Pháp: “Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được những bậc trí tự mình giác hiểu!”Trong khi vị Thánh đệ tử tùy niệm Pháp tâm không bị tham chi phối, không bị sân chi phối, không bị si chi phối; tâm vị ấy được chánh trực, nhờ dựa vào Pháp.
Trên pháp gồm có hai niệm:
1- Niệm thiện.
2- Niệm ác.